Răng thế nào là bất thường?
Có thể chúng ta đã biết quá trình mọc răng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này. Quá trình mọc răng vô cùng phức tạp và bên cạnh đó nó cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn mà ba mẹ sẽ khó mà phát hiện. Vì thế, để phần nào giúp ba mẹ dễ dàng nhận thấy những bất thường đó ” NHA SĨ GIA ĐÌNH 5.0 ” sẽ ở đây cùng đồng hành với ba mẹ nhằm mang đến cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh nhất !
1. Răng hình chêm
Thường gặp răng cửa bên hàm trên. Có kích thước nhỏ, nhìn như cái chêm

2. Răng dính nhau
Tình trạng hai răng dính liền nhau thành một khối. Hai mầm răng dính nhau ở men răng và ngà răng, tạo thành một răng có kích thước lớn với hai tủy răng riêng biệt, thường gặp ở răng cửa hàm dưới.
2.1 Răng sinh đôi
Là tình trạng một răng phân đôi không hoàn toàn khi hình thành răng tạo nên một răng có hai thân răng lớn trên cùng một chân răng.
Thường gặp ở răng cửa.

3. Răng dư
Răng dư có thể có hình dạng như răng bình thường nhưng đa số có kích thước nhỏ, dị dạng, hình nón. Thường gặp ở vị trí kẽ giữa răng cửa hàm trên, răng cối nhỏ trên, dưới. Những răng dư làm cản trở việc mọc các răng vĩnh viễn khác, gây mất thẩm mỹ, cản trở khớp cắn hay khó làm sạch, nên cần giải quyết sớm.

4. Thiếu răng
Thiếu răng và mầm răng vĩnh viễn trên cung răng. Thường gặp ở răng cửa hàm dưới, răng cửa bên hàm trên…
Thường sẽ gây tình trạng thưa kẽ răng gây mất thẩm mỹ.

5. Núm phụ mặt nhai
Đặc điểm giải phẫu bất thường, thường gặp trên răng cối nhỏ vĩnh viễn hàm dưới. Nguy hiểm khôn lường của tình trạng này là nếu không được phát hiện và mài chỉnh kịp thời, lực nhai của trẻ có thể tác động lên núm phụ, làm ảnh hưởng đến tủy răng, hoại tử tủy ( răng thường chưa phát triển đủ chân răng, chưa đóng chóp làm việc điều trị sẽ khó khăn hơn )

6. Bợn thức ăn – Vết dính
6.1. Bợn thức ăn
Bợn, mảng bám thức ăn sau khi ăn thường đọng lại trên các rãnh mặt nhai các răng sau, thức ăn giắt giữa những kẽ răng, nếu không được vệ sinh kĩ sẽ dễ gây nên sâu răng. Ngoài ra mảng bám nếu bám mặt ngoài các răng cũng dễ gây nên sâu răng do men răng sữa của bé mềm, men răng vĩnh viễn mới mọc chưa khoáng hóa hoàn toàn, rất dễ bị sâu răng tấn công.
6.2. Vết dính
Vết dính màu trên răng cũng có thể do vệ sinh răng miệng kém, trẻ hay ăn uống nhiều thức ăn có màu làm bám vết dính màu trên răng. Thêm một nguyên nhân nữa là do trong môi trường miệng của trẻ có vi sinh vật gây màu, thường bám các vết màu quanh cổ răng, không thể làm sạch bằng cách chải răng thông thường tại nhà, thậm chí đối với con được vệ sinh răng miệng tương đối tốt cũng có thể bị vết dính.
7. Vôi răng – Viêm nướu – Viêm nha chu
Mảng bám thức ăn bám lâu ngày trên bề mặt sẽ dần khoáng hóa tạo thành vôi răng cứng bám quanh răng, nếu lớp vôi này không được làm sạch sẽ làm cho vùng nướu quanh răng bị viêm gây sưng, đau và dễ chảy máu ( thường gặp ở trẻ ) làm cho trẻ càng khó vệ sinh răng miệng ( do đau ).
Tình trạng viêm ngày càng trầm trọng, nướu quanh răng không thể bám vào răng làm nướu ngày càng tụt xuống, nghiêm trọng hơn là xương xung quanh răng có thể bị tiêu và răng không được neo giữ sẽ gây lung lay răng.
Đây là những tình trạng bất thường khi mọc răng, ba mẹ hãy chú ý để phát hiện cũng như điều trị kịp thời nhé ! ” NHA SĨ GIA ĐÌNH 5.0 ” luôn ở đây để đồng hành cùng ba mẹ !
Responses