Muốn có răng đẹp cho con, ba mẹ cần chuẩn bị những gì?

Chắc hản là những bậc phụ huynh, chúng ta đều luôn muốn con em mình sở hữu môt hàm răng không chỉ đẹp mà còn phải khoẻ. Điều đó ban đầu nghe có vẻ khó nhưng thật ra không phải đâu ba mẹ ơi! Hãy cùng Bác Sĩ Gia Đình 5.0 điểm qua những cách sau đây để trở thành “nha sĩ” cho con ba mẹ nhé!
Chú ý những yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng luôn là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
Vì vậy, một chế độ ăn đầy đủ và cân đối rất cần thiết để bảo đảm cho răng trẻ phát triển với cấu trúc vững chắc, ngay từ thời kỳ còn là bào thai cho đến suốt cuộc đời về sau. Những chất tốt cho răng như:
Canxi
Đây là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%). Canxi được cơ thể hấp thụ tốt từ sữa, phô mai, tôm, tép, cá, các sản phẩm từ đậu,…
Vitamin D
Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc. Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Tuy nhiên, cũng có thể kể đến dầu gan cá (nhất là những loại cá béo: cá thu, cá hú…), trứng gà, những loại dầu ăn được bổ sung vitamin D.
Phospho
Đây là chất khoáng có nhiều thứ 2 trong cơ thể sau canxi. Có chức năng hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc và duy trì các chức phận khác của cơ thể. Phospho trong thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn so với thức ăn thực vật.
Cho đến nay, chưa phát hiện tình trạng thiếu phospho do nguồn thực phẩm động vật và thực vật chứa phospho có mặt khắp mọi nơi.
Vitamin C
Vitamin C là axít ascorbic, một sinh tố tăng cường miễn dịch tốt nhất và cũng tham gia nhiều chức năng bình thường của cơ thể và tất nhiên là tốt cho cả răng.
Nó tham dự vào quá trình tổng hợp collagen (phân tử cơ bản của các mô liên kết). Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin C sẽ dẫn đến bệnh scorbut, tế bào ontoplast bị thoái hóa, tủy răng, nướu răng trở nên xốp gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng và dẫn đến rụng răng.
Rau xanh, quả tươi như cam, chanh,quýt, bưởi, nước ép cà chua, bông cải xanh, xoài… là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều vitamin C.
Chọn đúng kem đánh răng cho trẻ

Trên thị trường luôn có nhiều sự lựa chọn nhưng ba mẹ nên lưu ý những điều sau đây khi mua.
-Chọn kem đánh răng trẻ có thể nuốt được
Bé mới 3 tuổi có thể chưa ý thức được việc ngậm rồi nhả bọt nên bố mẹ nên chọn các loại kem đánh răng cho bé 3 tuổi nuốt được. Hãy chọn những loại kem đánh răng an toàn có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, kem đánh răng hữu cơ, không chứa các hợp chất hóa học như fluor hoặc có thể các loại kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp, nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cơ thể nếu ngộ nhỡ bé có nuốt.
-Hương vị
Vì mới tập làm quen với việc đánh răng nên ba mẹ chọn những kem đánh răng có hương vị mà bé yêu thích đẻ kích thích bé hứng thú hơn, giúp mỗi lần tập chải răng sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn.
-Thành phần Flo:
Fluoride là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của răng giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, kem đánh răng cho bé nên có hàm lượng flo cân đối, khoảng dưới 500pm. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại kem có hàm lượng flo lớn, rất dễ gây ra kích ứng vì răng lợi của bé còn khá non yếu.
-Lượng bọt:
Nên lựa chọn các loại kem đánh răng không có bọt hoặc ít bọt vì kem đánh răng nhiều bọt tương ứng với việc hàm lượng flo và chất tẩy trong kem nhiều, dễ gây kích ứng niêm mạc lợi, phá vỡ các enzim có trong nước bọt, làm men răng của bé bị mòn nhanh hơn.
-Kiểu dáng:
Những thiết kế ngộ nghĩnh, đáng yêu như những nhân vật hoạt hình, công chúa,… sẽ hấp dẫn các bé hơn và tạo hứng thú để bé đánh răng mỗi ngày.
Hướng dẫn chải răng đúng cách cho trẻ

Những bước sau đây tuy quen thuộc với chúng ta nhưng với trẻ tập đánh răng vẫn cần sự hướng dẫn từ ba mẹ.
Bước 1: Súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng.
– Bước 2: Rửa sạch bàn chải trước khi đánh, sau đó, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ (chỉ khoảng bằng hạt đậu).
– Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Dùng bàn chải để làm sạch mặt ngoài của răng. Chải đều tay từ hàm trên đến hàm dưới, hàm trên chải hất xuống, hàm dưới chải hất lên hoặc xoay tròn bàn chải.- Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài.
– Bước 5: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc có thể bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ những vi khuẩn gây mùi hôi.
– Bước 7: Làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng với nước để không còn kem đánh răng trong miệng. Ở bước này, cha mẹ nên lưu ý nhắc các bé nhổ bọt kem ra ngoài, vì thời gian đầu hầu hết các bé thường hay nuốt kem đánh răng.
Đó là tất cả những lưu ý cơ bản mà ba mẹ cần lưu ý nhưng hơn hết hãy trang bị cho mình những kiến thức về sức khoẻ răng miệng ở trẻ để cùng con có một hành trình tuyệt vời ở phía trước. Đừng bỏ lỡ những kiến thức bổ ích về răng miệng cho tại “NHA SĨ GIA ĐÌNH 5.0” ba mẹ nha!
Responses