Những bệnh lý về miệng thường gặp có thể ảnh hưởng đến răng của trẻ

Có phải nha sĩ gia đình 5.0 chỉ cần chú ý đến răng không?
Còn khi con bị nhiệt miệng? Khi lưỡi con bị loét? Khi con bị nói ngọng? Ba mẹ sẽ đi khám
ai? Ở đâu? Khám bác sĩ da liễu hay bác sĩ nhi đồng?
Hãy tự khám cho con mình trước nhé “Nha sĩ gia đình 5.0” ơi, hãy chăm sóc con tại
nhà cho con thật tốt trước. Vậy chăm sóc như thế nào? Làm sao để biết môi, lưỡi con có vấn đề?
Để “GIA ĐÌNH 5.0” giải đáp cho bạn!

–Nhiệt miệng: chắc hẳn ba mẹ cũng không quá xa lạ, đó là một vết loét sưng đỏ, gây đau, có thể làm ảnh hưởng tới việc ăn uống của con khiến con dễ khóc và miệng chảy nhiều nước dãi. Thậm chí, nếu vết viêm loét nặng thì bé có thể bị sốt, đi kèm nổi hạch cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu.
Thông thường, các triệu chứng của nhiệt miệng sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nhiệt miệng rất dễ tái phát nếu cha mẹ không điều trị cho trẻ đúng cách. Để hạn chế sự khó chịu, đau đớn cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:
•Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày tới khi các vết loét lành hẳn.
•Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như cháo, súp,…
•Cho trẻ ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông thấm mật ong, bôi lên vị trí vết loét (chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh gây độc). Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian khác như bôi nha đam, sữa chua, nghệ,… vào vết loét trong miệng trẻ để trị nhiệt miệng.
•Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn.

–Lưỡi bản đồ: Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một rối loạn lành tính, ảnh hưởng tới bề mặt lưỡi, những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Những tổn thương này khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ, thường lành lại ở một khu vực và sau đó lại lan sang phần khác của lưỡi. Bệnh còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính.
Điều trị bệnh này là thuốc bôi tại chỗ giúp giảm triệu chứng nóng rát. Một số thuốc ví dụ Thu Kamistad Gel Baby, Orrepaste Cream, Zytee..
cha mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn cho bé: Hãy cho bé ăn đồ mềm, dễ nuốt, ít kích thích lười. Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, nhiều gia vin
*lưỡi bán đồ có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn và thường tái phát.

–Thắng lưỡi bám thấp: Dây thắng lưỡi ngắn hoặc có vị trí bất thường sẽ làm hạn chế hoạt động của đầu lưỡi.
•Dị tật này khiến trẻ nuốt khó khăn và hoạt động phát âm không hoàn thiện.
•Đối với trẻ sơ sinh, thắng lưỡi bám thấp cản trở vận động lưỡi, khiến trẻ bú khó, nuốt rất khó.
•Ở trẻ vào độ tuổi tập nói, dị tật này khiến trẻ chậm nói, nói ngọng và phát âm sai một số từ. •Ngoài ra, thắng lưỡi bám thấp còn có thể gây một số bất thường trong quá trình mọc răng hàm dưới và sự phát triển của xương hàm. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, dị tật này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vì đây là dị tật nên cần được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn, phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là phẫu thuật, trung bình một ca phẫu thuật khoảng 30 phút. Nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị sớm ở giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, với những trẻ phát hiện chậm, điều trị muộn thì dù được phẫu thuật, nhưng do việc nói ngọng đã thành thói quen, bệnh nhi phải mất rất nhiều thời gian luyện tập âm ngữ trị liệu.

–Nấm miệng: là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mà dân gian thường gọi là tựa lưỡi. Nấm miệng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như ít lây lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên, nếu để nấm miệng kéo dài đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, làm trẻ khó chịu và hay quấy khóc.
Thông thường có 2 loại thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ:
•Miconazole: Đây là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng,
•Nystatin: Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng viên uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước để rơ miệng cho trẻ nếu trẻ không thích hợp dùng Miconazole.
Trên đây là những thông tin liên quan đến những bệnh lý về miệng mà ba mẹ không nên bỏ qua, hãy cùng “NHA SĨ GIA ĐÌNH 5.0” bảo vệ nụ cười của con.
Link đặt sách: nhasigiadinh.com

Responses