Răng mọc thế nào là nguy hiểm?

Quá trình mọc răng của bé là một quá trình quan trọng ảnh hưởng đến trẻ sau này, chính vì điều đó ” NHA SĨ GIA ĐÌNH 5.0″ ở đây để cùng ba mẹ giải đáp câu hỏi ” Mọc răng thế nào là nguy hiểm?”.

1. Mọc sai vị trí

Răng mọc không đúng vị trí vốn có của nó thì được gọi là răng sai vị trí. Thường gặp ở răng nanh vĩnh viễn trên hay dưới mọc lệch ngoài khỏi cung răng do thiếu chỗ ( răng khểnh )

2. Chuyển vị răng

Răng không mọc ở đúng vị trí bình thường mà mọc chen vào vị trí của một răng khác, thường gặp đối với răng nanh hàm trên hay mọc chen vào vị trí răng cối nhỏ hay răng cửa bên cạnh.

3. Răng sơ sinh

Có một câu chuyện về người mẹ hớt hải chạy tới nha khoa đưa cho bác sĩ tấm ảnh chụp răng của con: “Bác sĩ ơi, bé nhà em mới sinh mà trong miệng đã có mọc răng rồi. Có sao không ạ ?”

Vấn đề này khá hiếm gặp, nhưng để ba mẹ tránh bỡ ngỡ bác sĩ sẽ giới thiệu về bất thường này nhé. Chiếc răng này được gọi là răng sơ sinh. Nguyên nhân có răng sơ sinh thường là do di truyền.

Răng sơ sinh là những răng xuất hiện trong miệng trẻ khi vừa mới sinh ra hoặc trong 3 tháng đầu sau sinh. Về tỉ lệ, răng mọc bẩm sinh phổ biến hơn mọc giai đoạn sơ sinh gấp ba lần, thường xuất hiện vị trí răng cửa giữa hàm dưới.

Răng sơ sinh có thể bình thường về kích thước, hình dạng và màu sắc. Tuy nhiên chúng thường nhỏ, hình nón và có màu vàng nâu. Chúng thường lỏng lẻo và dễ bị mòn, đổi màu.

Nhiều nghiên cứu thấy rằng, 2/3 số răng sơ sinh rụng trong năm đầu tiên của cuộc đời. Răng sơ sinh xuất hiện quá nhanh nên con có thể không biểu hiện các dấu mọc răng thông thường: chảy nước dãi, quấy khóc, cắn ngón tay.

Vậy câu hỏi là răng sơ sinh có gây ảnh hưởng gì không? Chiếc răng này có thể làm mẹ đau khi cho con bú, nó có thể làm tổn thương lưỡi của bé và khi răng này mọc có các biểu hiện khó chịu như mọc răng thông thường. Nếu răng sơ sinh gây khó chịu nhiều cho bé hoặc mẹ bị đau nhiều khi cho con bú thì ba mẹ có thể dẫn bé đến bệnh viện Nhi Đồng để gắp ra.

Răng sơ sinh không có gì nguy hiểm cả nên ba mẹ đừng lo lắng quá nhé ! Răng sơ sinh không có mối liên hệ nào với bộ răng sữa hay răng vĩnh viễn, nên răng sơ sinh sẽ sớm rụng đi, răng sữa và răng vĩnh viễn vẫn có trình tự mọc và thay răng như bình thường.

4. Mọc kẹt

Mầm răng bị kẹt, ngầm, nằm trong xương không thể mọc, dẫn đến thiếu răng trên miệng. Thường gặp ở răng nanh, răng cối nhỏ do không có đủ chỗ để mọc ( hậu quả của nhổ răng sữa quá sớm ), răng bị dị dạng, kích thước quá lớn… dẫn đến răng không thể mọc trên miệng hoặc mọc lên không hoàn toàn.

Quá trình mọc răng là quá trình đáng chú ý cũng như quan trọng đối với trẻ nhỏ, ba mẹ đặc biệt cần phải lưu ý để tránh những điều đã liệt kê trên. ” NHA SĨ GIA ĐÌNH 5.0 ” luôn ở đây cùng với ba mẹ chung tay mang đến cho trẻ một hàm răng khỏe đẹp !

Related Articles

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *