Niềng khí cụ Silicon, đeo tháo lắp.

Có một sự thật là nhiều ba mẹ đã mua khí cụ này trên mạng và tự đeo cho con.
Điều này bác sĩ khuyên không nên ba mẹ nhé, vì các loại khí cụ silicon này có hơn 20 lọa khác nhau: Tùy vào tình trạng răng hô nhiều, hô trung bình, hô ít, hay món ít/nhiều; Tùy vào từng độ tuổi của con và độ rộng cung hàm.
Xác suất để ba mẹ đưa đúng loại cho con là rất thấp nếu tự mua. Vậy thì ba mẹ nên đến bác sĩ khám, lấy dữ kiện đo đạc và chọn cho con loại phù hợp nha.
Thường điều trị ở các giai đoạn từ 4 – 12 tuổi
Tác dụng điều trị: Sắp xếp răng mọc lộn xộn trở nên đều đẹp:
- Hô răng
- Cắn hở
- Cắn sâu
- Móm răng nhẹ
- Tật đẩy lưỡi, nuốt sai, mút tay
- Kém trương lực cơ môi
- Tật cắn môi dưới, để lưỡi thấp
- Nhô xương ổ hàm trên

1. Chống chỉ định

– Móm nặng
– Nghẽn đường mũi hoàn toàn
– Sai khớp cắn quá nặng
– Trẻ và phụ huynh không hợp tác
2. Quy trình niềng răng bằng khí cụ Silicon tại nhà.

Bước 1
- Tình trạng răng của bé cần niềng sớm
- Bác sĩ cho bé khí cụ bằng Silicone, bé sẽ dễ đeo vào và cần đeo ban đêm
- Bé chỉ cần kiên nhẫn đeo, ba mẹ hãy người nhắc nhở bé
- Hỏi bé:”Con có muốn đẹp không? Cố gắng nha!”
Bước 2
- Lấy dấu hai hàm
Bước 3
- Lựa chọn khí cụ
Bước 4
- Mang vào thử trong miệng
- Nói bé ngậm lại thử xem đóng miệng dễ không
- Đưa gương cho bé xem: chỉ dấu mũi tên tam giác là hàm trên
- Hướng dẫn đeo cho bé
- Sau đó cho bé đeo thử
- Khen ngợi
Bước 5
- Đặt khí cụ Silicon lên cung hàm cho vừa trước, sau đó ngậm lại cho vào cung hàm còn lại.
- Trẻ mang khí cụ tối thiểu là 2 giờ ban ngày và suốt đêm (nên tăng dần thời gian trong 2 tuần đầu để dễ thích nghi), trong khi đeo khí cụ: môi khép lại và lưỡi đặt cao
- Lúc đầu khí cụ sẽ rơi ra vào ban đêm, điều này là bình thường do lưỡi đẩy ra và thở miệng. Có thể tăng thời gian đeo khí cụ vào ban ngày để trẻ quên dần
- Cần nhắc nhở trẻ: không nhai và nói khi đeo khí cụ. Cần ngậm miệng và khép môi khi đeo
Bước 6
- Động viên
- Khen ngợi trẻ
- Đeo sẽ đẹp và có quà
Bước 7
- Tái khám mỗi 3 tuần
- Nếu thấy biến chuyển tốt chụp hình ngay buổi hẹn đó
3. Chú ý
- Động viên bé
- Nếu bé cắn mạnh, khí cụ có thể bị nứt, rách vì silicon mềm
“Ngoài bộn bề lo toan cuộc sống và chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho các con, ba mẹ có rất nhiều cần trang bị thêm kiến thức cho mình trong hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con, bởi vì BA MẸ CHÍNH LÀ NHA SĨ ĐẦU TIÊN CỦA CON”
Những thông tin trên đều được chia sẽ từ 11+ năm kinh nghiệm “CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG” cùng với 9+ năm chuyên sâu “NIỀNG RĂNG” và cũng được trích từ cuốn sách “Nha Sĩ Gia Đình 5.0” của Thạc sĩ-Bác sĩ Nha khoa Đỗ Ngọc Anh
Link đặt sách:
Link đặt sách tại sàn nha khoa lớn nhất Việt Nam
https://sannhakhoa.vn/nha-si-gia-dinh-50-p.16419…
Hoặc đặt tại sách tại đây:
https://nhasigiadinh.com/dk/thu-vien-case/?bs=tphu
Responses